Định nghĩa nhãn hiệu, thương hiệu. Cách phân
biệt nhãn hiệu và thương hiệu.
1. Nhãn hiệu là
gì?
Nhãn hiệu là tên gọi để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của các doanh
nghiệp. Nó được sáng tạo bởi từ ngữ, màu sắc, hình ảnh do một cá thể hoặc tập
thể sáng tạo nên, là tài sản vô hình của doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ bằng
luật sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Nhãn hiệu sữa CÔ GÁI HÀ LAN, nhãn hiệu sữa ÔNG THỌ…
2. Thương hiệu
là gì?
Thương hiệu là tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Nó gắn liền với
quyền sở hữu của nhà sản xuất và có thể được ủy quyền cho người đại diện thương
mại chính thức.
Ví dụ: Thương hiệu giày NIKE, thương hiệu đồng hồ ROLEX, thương hiệu quần áo bò
GENVIET, túi xách, nước hoa GUCCI…
3. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
3. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Để phân biệt hai khái niệm này khá khó vì nó na ná giống nhau. Tuy nhiên, bạn có
thể dựa vào một số điểm sau để phân biệt:
- Dựa vào khẩu hiệu,
nhạc hiệu: Thông thường, để nhận biết một nhãn hiệu, người ta có thể dựa vào
khẩu hiệu, nhạc hiệu của quảng cáo sản phẩm. VD: KOTEX – một phong cách trẻ, một
phong cách xì tin.
- Thương hiệu: nói
đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng còn Nhãn hiệu là phần xác
của hàng hóa. Nhãn hiệu được tạo ra trong thời gian ngắn còn thương hiệu thì
phải tạo dựng khá lâu dài.
-
Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi
theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời
gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể
được kéo dài bằng việc gia hạn).
- Thương hiệu là
kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công
nhận còn Nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ.
Để hiểu hơn về thương hiệu, nhãn hiệu cũng như luật sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu
hàng hóa, về
bản quyền tác giả, bằng
sáng chế, bạn có thể truy cập vào website: pham.com.vn và
gọi điện cho các luật sư nhờ tư vấn miễn phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét